11 tác dụng của collagen với cơ thể mà bạn cần nên biết!
Th 2 09/06/2025
Nội dung bài viết
Collagen là gì? Collagen là loại protein thiết yếu trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc da, xương, sụn, cơ, mạch máu và nhiều mô liên kết khác. Khi lượng collagen nội sinh giảm dần theo tuổi tác, các biểu hiện lão hóa và suy yếu hệ cơ, xương bắt đầu xuất hiện. Vậy collagen có tác dụng gì, đâu là thời điểm lý tưởng để bổ sung? Khám phá ngay bài viết dưới đây của Whey Tốt để tìm kiếm lời giải đáp chính xác.
Collagen là gì?
Collagen là một loại protein dạng sợi, chiếm khoảng 25 - 35% tổng lượng protein trong cơ thể người. Thành phần này có mặt chủ yếu trong da, sụn khớp, dây chằng, gân, xương và mạch máu, đảm nhiệm vai trò duy trì độ bền chắc, tính đàn hồi và khả năng liên kết giữa các mô. Có ít nhất 28 loại collagen khác nhau, trong đó collagen loại I, II và III phổ biến nhất, đóng vai trò chủ yếu trong cấu trúc da và hệ cơ – xương.
Theo thời gian, khả năng tự tổng hợp collagen của cơ thể bị giảm sút, dẫn đến lão hóa da, giảm mật độ xương, yếu cơ và nhiều vấn đề liên quan đến mô liên kết. Do đó, bổ sung collagen ngoại sinh có thể hỗ trợ làm chậm quá trình suy giảm này.
Collagen có mặt trong nhiều cấu trúc quan trọng của cơ thể (Nguồn: Internet)
Collagen có tác dụng gì cho cơ thể?
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, collagen còn tham gia vào nhiều cơ chế sinh học quan trọng khác. Dưới đây là các tác dụng nổi bật đã được nghiên cứu và ghi nhận:
Cải thiện sức khỏe làn da
Collagen đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc lớp hạ bì, giúp duy trì độ ẩm, độ đàn hồi và độ săn chắc của da. Giải pháp bổ sung collagen peptide đường uống đã được chứng minh giúp giảm nếp nhăn, cải thiện kết cấu da và làm chậm quá trình lão hóa da. Một số nghiên cứu lâm sàng cũng ghi nhận khả năng cải thiện độ dày và mật độ của da sau 8 - 12 tuần sử dụng collagen.
Bổ sung collagen giúp cải thiện sức khỏe làn da, chậm quá trình lão hóa da (Nguồn: Internet)
Tăng cường sức khỏe tóc và móng
Các axit amin có trong collagen, đặc biệt là proline và glycine, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tổng hợp keratin – thành phần chính của tóc và móng. Do đó, bổ sung collagen đầy đủ góp phần giúp tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng và kích thích mọc tóc. Đồng thời, móng tay cũng trở nên cứng cáp và ít bị gãy hoặc nứt hơn.
Hỗ trợ sức khỏe xương khớp
Collagen loại II là thành phần chính của sụn khớp, giúp duy trì độ linh hoạt và giảm ma sát giữa các đầu xương. Trong khi đó, collagen loại I chiếm phần lớn trong cấu trúc xương, tạo nền tảng để khoáng hóa và duy trì mật độ xương. Bổ sung đầy đủ collagen có thể làm giảm triệu chứng viêm khớp, cải thiện khả năng vận động và hỗ trợ phòng ngừa loãng xương.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Thành mạch máu được cấu tạo chủ yếu từ collagen, giúp đảm bảo tính đàn hồi và độ bền vững. Khi collagen bị suy giảm, nguy cơ xơ vữa động mạch và tăng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy bổ sung collagen peptide có thể cải thiện chỉ số huyết áp và giảm độ cứng của động mạch.
Collagen có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch (Nguồn: Internet)
Hỗ trợ phát triển và duy trì khối cơ
Collagen chiếm khoảng 1 - 10% khối lượng protein trong cơ vân. Loại protein này góp phần duy trì cấu trúc cơ bắp, tăng cường sức mạnh cơ và hỗ trợ phục hồi mô sau vận động. Kết hợp giữa collagen peptide và luyện tập kháng lực đã được chứng minh giúp cải thiện khối lượng cơ nạc và sức bền ở người lớn tuổi.
Hỗ trợ giảm cân
Collagen chứa hàm lượng lớn các axit amin như glycine, proline, góp phần tăng cảm giác no và hỗ trợ kiểm soát khẩu phần ăn. Khi bổ sung collagen peptide kết hợp với chế độ ăn cân đối và luyện tập thể chất đều đặn, mỡ thừa sẽ giảm, các thành phần cơ thể cũng cải thiện theo hướng tích cực hơn. >> Xem thêm: 12 bài tập giảm cân hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà
Tăng cường sức khỏe não bộ, cải thiện tâm trạng
Collagen có ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe thần kinh thông qua vai trò của glycine – một chất dẫn truyền thần kinh ức chế, giúp ổn định hệ thần kinh trung ương. Nghiên cứu cho thấy, Glycine có khả năng hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng và tăng sự tỉnh táo ban ngày. Ngoài ra, collagen còn có thể góp phần giảm viêm thần kinh – một yếu tố liên quan đến các rối loạn tâm trạng và suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi. >> Xem thêm: 6 loại thực phẩm bổ sung tăng cường trí nhớ, tốt cho sức khỏe não bộ
Cải thiện sức khỏe đường ruột
Một trong những lợi ích của collagen phải kể đến là khả năng hỗ trợ tái tạo và bảo vệ lớp niêm mạc ruột. Collagen giúp tăng cường liên kết giữa các tế bào biểu mô ruột, từ đó hỗ trợ hàng rào bảo vệ ruột non và giảm nguy cơ mắc hội chứng rò rỉ ruột. Điều này đặc biệt có lợi với những người gặp vấn đề tiêu hóa mãn tính, hoặc rối loạn miễn dịch liên quan đến hệ tiêu hóa, ví dụ như hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm ruột…
Tốt cho thị lực
Collagen loại II tồn tại nhiều trong giác mạc và thủy tinh thể, giúp duy trì tính linh hoạt cũng như độ trong suốt của các cấu trúc này. Vì vậy, bổ sung collagen có thể góp phần hỗ trợ thị lực, đặc biệt ở người cao tuổi – đối tượng thường gặp hiện tượng thoái hóa điểm vàng hoặc đục thủy tinh thể. Ngoài ra, collagen cũng giúp duy trì độ ẩm cho mắt, hỗ trợ cải thiện tình trạng khô mắt ở người thường xuyên làm việc với thiết bị điện tử.
Ngủ ngon giấc hơn
Glycine là axit amin chiếm tỷ lệ cao trong collagen, đã được chứng minh có tác dụng làm dịu hệ thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn nên sử dụng glycine trước khi ngủ để vào giấc nhanh hơn, tăng thời lượng ngủ sâu và cải thiện sự tỉnh táo vào sáng sớm.
Collagen có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả (Nguồn: Internet)
Giúp vết thương nhanh lành hơn
Collagen là thành phần thiết yếu trong quá trình sửa chữa mô tổn thương. Khi cơ thể xuất hiện vết thương, collagen được huy động đến khu vực đó để hình thành cấu trúc nâng đỡ và thúc đẩy tái tạo mô mới. Nhờ vậy, bổ sung collagen giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi mô da, hạn chế hình thành sẹo và hỗ trợ lành thương hiệu quả, đặc biệt là ở người lớn tuổi hoặc những người có tốc độ hồi phục chậm.
Dấu hiệu cơ thể suy giảm collagen
Sau tuổi 25, tốc độ sản sinh collagen nội sinh bắt đầu giảm dần, dẫn đến xuất hiện các dấu hiệu như:
Da khô, mất độ đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn sớm quanh mắt và miệng
Móng tay dễ gãy, tóc xơ rối, mỏng yếu hơn
Khớp phát ra tiếng lạo xạo khi vận động, đau mỏi khi thay đổi thời tiết
Cơ bắp nhão, giảm trương lực, khó duy trì vóc dáng
Vết thương lâu lành hơn, xuất hiện tình trạng rạn da hoặc bầm tím dễ dàng
Bạn nên theo dõi cơ thể để nhận biết sớm những biểu hiện này, từ đó chủ động bổ sung collagen đúng thời điểm để duy trì sức khỏe cũng như sắc đẹp.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể bạn đang suy giảm collagen (Nguồn: Internet)
Khi nào bạn cần bổ sung collagen?
Collagen không chỉ cần thiết khi da bắt đầu lão hóa rõ rệt. Trên thực tế, bổ sung sớm từ sau tuổi 25 được xem là chiến lược chăm sóc sức khỏe bền vững nhất, đặc biệt là những thời điểm sau:
Giai đoạn lão hóa tự nhiên là từ 25 tuổi trở đi, tốc độ sản sinh collagen giảm khoảng 1–1,5% mỗi năm.
Phụ nữ sau sinh hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh - giai đoạn hormone thay đổi mạnh, làm giảm khả năng tổng hợp collagen tự nhiên.
Người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc môi trường ô nhiễm, đối mặt với nguy cơ oxy hóa da nhanh chóng.
Người có chế độ ăn thiếu protein, vitamin C hoặc thường xuyên stress, làm gián đoạn quá trình tổng hợp collagen.
Người sau chấn thương, phẫu thuật hoặc trong giai đoạn phục hồi sức khỏe.
Nên chú trọng bổ sung collagen sớm sau tuổi 25 (Nguồn: Internet)
Cách bổ sung collagen cho cơ thể đúng cách, hiệu quả
Bổ sung collagen đúng cách là một quá trình toàn diện, kết hợp giữa nguồn thực phẩm tự nhiên và sản phẩm chuyên biệt, đồng thời đi duy trì lối sống lành mạnh để tăng khả năng hấp thu:
Bổ sung collagen qua thực phẩm tự nhiên
Chế độ ăn giàu protein và các vi chất hỗ trợ tổng hợp collagen là nền tảng giúp hỗ trợ tăng sinh collagen tự nhiên trong cơ thể. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm hỗ trợ tăng collagen:
Thực phẩm giàu collagen tự nhiên: da cá, nước hầm xương, sụn động vật, thịt gà, lòng trắng trứng,...
Thực phẩm chứa tiền chất collagen: thịt nạc, cá, các loại đậu,...
Thực phẩm giàu vitamin C như: cam, bưởi, kiwi, ớt chuông, giúp hỗ trợ quá trình hydroxyl hóa collagen.
Thực phẩm chống oxy hóa, giúp bảo vệ collagen khỏi gốc tự do như: việt quất, nho đen, trà xanh,...
Thực phẩm giàu kẽm và đồng như: hàu, hạt điều, hạt chia,...
Bổ sung collagen qua thực phẩm tự nhiên giàu collagen (Nguồn: Internet)
Bổ sung collagen qua thực phẩm chức năng
Thực phẩm bổ sung collagen hiện nay rất đa dạng, bao gồm collagen peptide dạng
bột, viên nén, nước uống hoặc kẹo dẻo. Bạn nên cân nhắc lựa chọn tùy vào nhu cầu của cá nhân mình, tuy nhiên cần lưu ý:
Chọn loại collagen thủy phân (collagen peptide) vì có kích thước phân tử nhỏ, dễ hấp thu qua thành ruột.
Ưu tiên sản phẩm chứa kết hợp vitamin C, biotin hoặc axit hyaluronic để giúp tăng hiệu quả hấp thu và tổng hợp collagen trong cơ thể.
Thời điểm dùng lý tưởng là vào buổi sáng lúc bụng đói hoặc trước khi đi ngủ, đây là lúc cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Duy trì tối thiểu 2 - 3 tháng để nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về da, tóc, móng và sức khỏe tổng thể.
Lựa chọn thương hiệu uy tín, được kiểm nghiệm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và minh bạch về thành phần.
Tại Whey Tốt, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các dòng collagen peptide chất lượng cao đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Webber Naturals, Applied Nutrition, NuU Nutrition,… Chúng tôi cam kết về chất lượng sản phẩm:
Thành phần minh bạch, có nguồn gốc rõ ràng
Được kiểm nghiệm chất lượng và an toàn
Tư vấn tận tình theo nhu cầu cá nhân
Giá cạnh tranh, giao hàng nhanh trên toàn quốc
Khám phá ngay các sản phẩm collagen tại Whey Tốt để an tâm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện từ bên trong.
Collagen 30 Anti Wrinkle Webber Naturals 2500mg bổ sung collagen chất lượng cao, chính hãng tại Whey Tốt
Tác dụng phụ khi uống collagen
Collagen được xem là an toàn đối với hầu hết người trưởng thành khi sử dụng đúng liều lượng khuyến nghị. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xuất hiện các phản ứng phụ nhẹ, đặc biệt ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc:
Rối loạn tiêu hóa nhẹ như đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy
Dị ứng với thành phần từ hải sản (collagen từ cá biển)
Vị khó chịu trong miệng (đặc biệt với collagen dạng bột chưa pha chế đúng cách)
Nổi mẩn hoặc ngứa da, hiếm gặp nhưng có thể xảy ra nếu cơ thể không dung nạp tốt
Để hạn chế gặp phải các tình trạng kể trên, bạn nên lựa chọn sản phẩm collagen có chứng nhận an toàn, kiểm tra kỹ thành phần và bắt đầu với liều thấp để quan sát phản ứng của cơ thể trước khi tăng liều theo hướng dẫn.
Một số lưu ý quan trọng khi bổ sung collagen
Để quá trình bổ sung collagen đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần chú ý đến một số vấn đề au
Sử dụng đúng liều lượng, không dùng quá liều khuyến nghị
Áp dụng chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh, khoa học để tránh gây ra tình trạng phá hủy collagen.
Uống đủ nước giúp cơ thể hấp thu collagen tốt hơn và hỗ trợ dưỡng ẩm da tối ưu từ bên trong.
Bổ sung vitamin C đầy đủ để kích hoạt quá trình tổng hợp collagen trong cơ thể.
Nên uống collagen lúc đói, vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi ngủ để tăng cường khả năng hấp thu.
Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời thắc mắc collagen có tác dụng gì. Collagen đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe làn da, xương khớp, tiêu hóa, giấc ngủ và nhiều chức năng quan trọng khác. Nếu bạn đang tìm kiếm collagen chất lượng, chính hãng và dễ hấp thu, hãy liên hệ ngay Whey Tốt để cải thiện sức khỏe, sắc đẹp một cách hiệu quả nhất.