Đường ăn kiêng là gì? Các loại đường ăn kiêng tốt nhất hiện nay
CÔNG TY CỔ PHẦN WHEY TỐT
Th 5 26/09/2024
Nội dung bài viết
Ngày nay, đường ăn kiêng thường được sử dụng thay thế cho các loại đường tinh luyện, nhất là trong chế độ ăn của người đang giảm cân, người bị tiểu đường hoặc các bệnh lý chuyển hóa khác. Vậy đường ăn kiêng là gì? Nó mang lại những lợi ích, hạn chế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng đường ăn kiêng? Hãy cùng Whey Tốt tìm hiểu về đường ăn kiêng qua bài viết dưới đây.
Đường ăn kiêng là gì?
Đường ăn kiêng là một chất tạo ngọt chứa rất ít hoặc không chứa calo nhưng lại có vị ngọt hơn gấp vài nghìn lần so với các loại đường thông thường. Đường ăn kiêng có khả năng tạo ra vị ngọt khi bạn nếm thử, khiến bạn tưởng rằng mình đang ăn đường nhưng thực chất thì không phải.
Đường ăn kiêng thường được những người ăn kiêng, giảm cân hoặc có bệnh lý về tiểu đường hay chuyển hóa,... dùng thay thế đường ăn thông thường trong các bữa ăn hàng ngày.
Đường ăn kiêng có gì khác đường bình thường?
Đường ăn kiêng có vị ngọt hơn rất nhiều so với đường ăn bình thường nhưng lại không làm tăng đường huyết và lượng calo nạp vào cơ thể.
Đường ăn kiêng có thành phần chủ yếu từ thực vật hoặc là kết quả của quá trình xử lý các chất tổng hợp hoá học. Vì vậy, đây là lựa chọn phù hợp cho người đang phải kiêng đường (sucrose), chẳng hạn như:
Người thừa cân, béo phì và đang muốn thực hiện chế độ giảm cân, giữ dáng.
Có nguy cơ mắc hoặc đang gặp các vấn đề về đường huyết, bệnh tiểu đường.
Người muốn theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh.
Đường ăn kiêng có gì khác đường bình thường?
Các loại đường ăn kiêng phổ biến nhất
Ngay nay, đường ăn kiêng thường phổ biến với 2 loại là: chất tạo ngọt tự nhiên và chất tạo ngọt nhân tạo, cụ thể:
Chất tạo ngọt tự nhiên có nguồn gốc từ các thành phần tự nhiên, có vị ngọt nhẹ, thanh mát. Một số loại đường ăn kiêng tự nhiên phổ biến như:
Đường dừa (thành phần chủ yếu từ sáp cây cọ dừa)
Các loại nước ép trái cây hoặc mật hoa
Siro phong (Maple syrup)
Quả la hán
Siro Yacon (thành phần chủ yếu là cây yacon)
Củ Yacon (khoai sâm) dùng để làm đường
Ngược lại, đường ăn kiêng nhân tạo là loại được sản xuất từ các hợp chất hoá học, có vị ngọt đậm gắt hơn đường tự nhiên. Đường ăn kiêng nhân tạo cần phải trải qua quá trình kiểm định chất lượng chặt chẽ, cẩn thận trước khi đưa ra thị trường để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các chế độ ăn kiêng. Một số loại đường ăn kiêng nhân tạo đã được phép sử dụng và được tin dùng phổ biến bao gồm::
Đường Aspartame: Có vị ngọt gấp 200 lần đường ăn thông thường (sucrose), chứa rất ít calo nên không ảnh hưởng đến cân nặng hay lượng đường huyết sau khi ăn, có thể dùng để nấu thức ăn hoặc pha nước uống.
Đường Advantame: Có vị ngọt gấp 20.000 lần đường ăn thông thường và ngọt lâu hơn đường Aspartame. Đường Advantame không chứa calo, thường được dùng để sản xuất các loại bánh kẹo, mứt và hoặc dược phẩm.
Đường Sucralose: Ngọt hơn đường ăn bình thường 600 lần, có thể dùng trong nấu nướng hoặc pha nước uống giải khát.
Đường Neotame: Ngọt hơn đường ăn thông thường 13.000 lần. Đường Neotame chứa rất ít calo, khả năng chuyển hóa nhanh, ổn định chất lượng ở nhiệt độ cao, thường được dùng để nấu ăn, làm bánh, làm các món mứt.
Đường Acesulfame kali: Ngọt hơn đường ăn gấp 200 lần, hoạt động ổn định dù ở môi trường nhiệt độ cao, có tính axit hoặc bazơ trung tính. Đường Acesulfame kali có thể dùng để làm bánh, mứt, nấu ăn, pha nước và sản xuất một số loại dược phẩm.
Đường Saccharin: Ngọt hơn đường ăn 700 lần, không chứa calo, phù hợp để nấu ăn, làm bánh kẹo, sản xuất một số loại kem đánh răng và thuốc chữa bệnh.
Đường nhân tạo Aspartame
Xem thêm:
Chế độ ăn Keto là gì? Lợi ích của chế độ ăn Keto với sức khỏe
Chế độ ăn healthy là gì? Nguyên tắc và lưu ý khi thực hiện chế độ ăn healthy
Chế độ ăn Eat Clean là gì? Gợi ý thực đơn Eat Clean cho người mới
Mỗi ngày chỉ nên sử dụng bao nhiêu đường ăn kiêng?
Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và hiệu quả ăn kiêng, bạn cần lưu ý liều lượng tối đa được khuyến cáo khi sử dụng đường ăn kiêng, cụ thể:
Đường Aspartame: Tối đa 75 đơn vị/ngày. Không dùng cho người bị bệnh phenylketonuria (PKU).
Đường Acesulfame kali: Tối đa 23 đơn vị/ngày.
Đường Saccharin: Tối đa 45 đơn vị/ngày.
Đường Sucralose: Tối đa 23 đơn vị/ngày.
Đường Neotame: Tối đa 23 đơn vị/ngày.
Đường Advantame: Tối đa 4920 đơn vị/ngày.
Những người bị tiểu đường hoặc một số bệnh lý chuyển hóa khác nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại đường ăn kiêng để có thể dùng đúng, đủ và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Những lợi ích của đường ăn kiêng
Đường ăn kiêng cung cấp rất ít hoặc không chứa calo nên thường được khuyến khích sử dụng cho cả người khỏe mạnh bình thường hay những người có bệnh lý về tiểu đường, chuyển hóa. Bởi loại đường này sẽ có những tác động tích cực đối với cơ thể như:
Kiểm soát cân nặng
Bởi vì đường ăn kiêng chứa ít calo nên lượng calo nạp vào cơ thể sau mỗi bữa ăn sẽ thấp hơn khi sử dụng đường thông thường, từ đó giúp giảm trọng lượng cơ thể nếu duy trì ăn lâu dài. Nghiên cứu chỉ ra rằng, đường ăn kiêng có thể giúp làm giảm trọng lượng cơ thể, giảm khối lượng mỡ và cho vòng eo thon gọn hơn.
Đặc biệt, với những người thích uống nước ngọt, nếu thay thế nước ngọt thành nước được pha chế từ đường ăn kiêng sẽ giúp giảm chỉ số BMI từ 1,3 - 1,7.
Đường ăn kiêng giúp kiểm soát cân nặng
Xem thêm:
Thực đơn giảm mỡ bụng hiệu quả cấp tốc trong 7 ngày
Thực đơn giảm cân 7 ngày hiệu quả, chuẩn khoa học
Giảm cảm giác thèm ăn
Nhiều người nghĩ rằng, đường ăn kiêng cung cấp ít calo hơn khiến cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động và dễ sinh ra cảm giác thèm ăn hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sau khi tổng hợp ý kiến phỏng vấn từ những người sử dụng đường ăn kiêng lại cho ra kết quả rằng họ ít có cảm giác thèm ăn hơn so với lúc sử dụng đường ăn thông thường.
Ổn định đường huyết
Do đường ăn kiêng rất ít calo và có khả năng chuyển hóa nhanh nên thường sẽ không tạo ra năng lượng dư thừa trong cơ thể. Điều này giúp giảm tình trạng dự trữ đường, chất ngọt trong các cơ quan và góp phần không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Ngoài ra, người bị tiểu đường nếu sử dụng đường ăn kiêng sẽ giúp giảm bớt các cơn thèm đồ ngọt và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp giảm lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày và ổn định đường huyết.
Tránh gặp phải các bệnh lý chuyển hóa
Sử dụng đường ăn kiêng sẽ phần nào giảm bớt tình trạng năng lượng thừa tích trữ trong các cơ quan, buộc cơ thể phải tăng cường tế bào mỡ đủ để dự trữ phần năng lượng thừa trong cơ thể.
Vì vậy, sử dụng đường ăn kiêng sẽ giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa như: huyết áp cao, rối loạn chuyển hóa lipid (mỡ máu), gan nhiễm mỡ,...
Ngăn ngừa sâu răng
Đường ăn kiêng có thể ngừa sâu răng vì không sinh ra vi khuẩn streptococcus mutans - một loại vi khuẩn chính phá hủy men răng, gây sâu răng.
Tuy nhiên, để bảo vệ răng, bạn nên sử dụng đường ăn kiêng điều độ, vừa phải và kết hợp song song các biện pháp vệ sinh răng miệng để có hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh.
Một số tác hại của đường ăn kiêng
Không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
Vì đường ăn kiêng vừa cung cấp ít calo, vừa làm giảm cảm giác thèm ăn nên có thể khiến lượng thức ăn mà cơ thể nạp vào mỗi ngày quá ít, dẫn đến tình trạng không đủ năng lượng để cơ thể hoạt động.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng khuyến cáo, ngoài những người bị đái tháo đường ra, những người còn lại nên sử dụng hoa quả có vị ngọt thay vì lạm dụng đường ăn kiêng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một lượng hoa quả ngọt vừa phải để tránh làm tăng chỉ số đường huyết hoặc có những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Phá hủy cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đường ăn kiêng có thể phá hủy sự cân bằng của hệ thống vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó gây rối loạn tiêu hóa.
Nguy cơ gây nhức đầu, co giật, trầm cảm
Đường ăn kiêng nhân tạo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người khỏe mạnh nhưng có thể làm tăng thêm tình trạng đau nhức đầu, mức độ trầm cảm ở những người đang có sẵn tình trạng này.
Chưa hết, một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, đường ăn kiêng có thể gây kích thích tăng hoạt động bất thường của não bộ, từ đó gây ra những cơn vắng ý thức - một loại động kinh thường gặp ở trẻ em.
Nguy cơ gây nhức đầu, co giật, trầm cảm
Nguy cơ gây ung thư
Một số nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng đường ăn kiêng hóa học có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan ở một số đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, khi nghiên cứu rộng hơn, kết quả thu về lại không thể chứng minh được điều đó. Vì vậy, vấn đề đường ăn kiêng có nguy cơ gây ung thư hay không vẫn chưa thể xác định chắc chắn, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục điều tra và theo dõi mẫu rộng hơn để đưa ra kết quả cuối cùng trong tương lai.
Lưu ý cần nắm khi sử dụng đường ăn kiêng
Trên thực tế, đường ăn kiêng mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tồn tại nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Vậy làm thế nào để người dùng đường ăn kiêng có thể nhận được tối đa lợi ích và tối thiểu tác hại? Người tiêu dùng cần nắm rõ những lưu ý dưới đây để đạt được hiệu quả tối ưu cho sức khỏe:
Lưu ý cách dùng: Không lạm dụng đường ăn kiêng, nên sử dụng theo khuyến cáo từ bác sĩ và đọc kỹ bao bì sản phẩm để nắm được liều lượng sử dụng tối đã của mỗi loại đường cụ thể. Khi sử dụng loại đường này, bạn cần bổ sung đầy đủ năng lượng trong các bữa ăn để đảm bảo hoạt động của cơ thể. Một số loại đường ăn kiêng có thể bị biến đổi hoá học khi đun nấu với nhiệt độ cao, vì vậy, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và lưu ý khi nấu nướng bằng đường ăn kiêng.
Lưu ý khi mua: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định mua bất kỳ loại đường ăn kiêng nào để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và phù hợp với nhu cầu cơ thể.
Đối tượng không nên dùng: Những người bị bệnh di truyền phenylketonuria (PKU) không thể chuyển hoá axit amin phenylalanine có trong đường aspartam, vì vậy không nên dùng đường ăn kiêng. Người bị dị ứng với nhóm sulfamid cũng không nên sử dụng đường ăn kiêng do saccharin có trong đường có thể gây phát ban, khó thở, tiêu chảy.
Liên hệ Whey Tốt để tham khảo thêm các sản phẩm ăn kiêng, sốt ăn kiêng, siro ăn kiêng,... an toàn với sức khỏe.
Tóm lại, nếu bạn bị tiểu đường, mắc các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa hoặc muốn kiểm soát cân nặng thì có thể sử dụng đường ăn kiêng thay vì đường ăn thông thường. Tuy nhiên, cách thay thế như thế nào, liều lượng bao nhiêu thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Hy vọng những chia sẻ của Whey Tốt trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về đường ăn kiêng và sử dụng chúng một cách an toàn nhất.